Câu nghi vấn là gì? Chức năng chính của câu nghi vấn là gì?
Câu nghi vấn là một trong những dạng câu được sử dụng nhiều trong cả giao tiếp bình thường cũng như trong văn học. Sử dụng câu nghi vấn sẽ giúp bạn giải đáp về một vấn đề, thông tin nào đó. Bài viết dưới đây CHANHCHUA sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn về câu nghi vấn là gì? Những chức năng của câu nghi vấn.
Câu nghi vấn là gì?
Bên cạnh dạng câu trần thuật, câu nghi vấn cũng được sử dụng rất phổ biến trong giao tiếp và văn học. Đây cũng là một mảng kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn 8 mà các bạn học sinh cần nắm vững.
Vậy câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi được sử dụng nhằm mục đích để hỏi về những điều mà mình chưa biết, nghi vấn hoặc đang thắc mắc để tìm được câu trả lời cuối cùng.
Đặc điểm của câu nghi vấn
Trong câu nghi vấn sẽ tồn tại những từ nghi vấn, chức năng chính dùng để hỏi. Các từ nghi vấn điển hình như: gì, ai, nào, bao nhiêu, bao giờ, vì sao, tại sao, đâu, nào, như thế nào… Và một số tình thái từ điển hình như à, hả, chăng, chứ…
- Khi cần, muốn hỏi về thời gian sử dụng từ: Lúc nào, khi nào, bao lâu, bao giờ…
- Khi cần hỏi nơi chốn thì dùng từ: Nơi nào, ở đâu, chỗ nào…
- Khi cần hỏi về lý do, nguyên nhân có thể dùng từ: Vì sao, tại sao…
- Khi cần hỏi về sự lựa chọn dùng từ: hoặc, hay, hoặc là, hay là…
- Khi cần hỏi về sự khẳng định hoặc khẳng định thì có thể dùng từ: chưa, không, hả, à…
Ngoài ra, trong dạng nói câu nghi vấn thường có ngữ điệu lên cao giọng cuối câu; hoặc nhấn mạnh vào ý cần được giải đáp, trả lời.
Ví dụ câu nghi vấn
- Bạn học lớp nào? Bạn học trường nào?
- Bạn đỡ mệt hơn chưa?
- Màu son này đẹp quá nhỉ.
Những chức năng của nghi vấn
Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi, được dùng để hỏi về một sự việc, sự vật hay một vấn đề cụ thể nào đó. Chức năng truyền đạt thông qua sử dụng những từ nghi vấn. Ngoài ra, câu nghi vấn còn được sử dụng với nhiều chức năng khác như: khẳng định, cầu khiến, phủ định, bộc lộ cảm xúc…
Chức năng để hỏi
Chức năng chính của câu nghi vấn là gì? Câu nghi vấn là một dạng câu hỏi nhằm mục đích chính là dùng để hỏi, hỏi rõ về một vấn đề cần được xác định, không chắc chắn.
Ví dụ: Có phải ngày mai được nghỉ học không?
Chức năng câu khiến
Ngoài chức năng quan trọng nhất là dùng để hỏi thì câu nghi vấn còn được sử dụng như một dạng câu cầu khiến, yêu cầu người khác thực hiện một mong muốn nào đó. Để nhận ra chức năng này, người dùng cần đặt trong một hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ: Kìa Linh! Con không đi học à, vẫn ở nhà à. Đi học ngay, muộn rồi.
Trong câu, “Con không đi học à” là câu hỏi có chức năng cầu khiến, không phải hỏi với mục đích xem con đi học chưa mà yêu cầu muốn con phải đi học.
Chức năng để khẳng định
Chức năng của câu nghi vấn còn được dùng để khẳng định về một sự việc sẽ hoặc sắp xảy ra.
Ví dụ: Ôi, con cún này đáng yêu quá nhỉ? Dù mang hình thức câu hỏi nhưng mục đích chính của câu này để khẳng định, bày tỏ cảm xúc yêu thích, tình cảm với chú cún được nhắc đến.
Chức năng phủ định trong câu
Ngoài chức năng phủ định, câu nghi vấn còn có thể được sử dụng khi muốn phủ định, bác bỏ hay loại bỏ một ý kiến nào đó đã được nêu ra.
Ví dụ: Tôi chỉ còn mỗi chú cún này làm bạn thôi. Già rồi mà ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lủi thủi một mình thì ai mà chả buồn.
“Ai mà chả buồn” hình thức nghi vấn trong câu này có chức năng phủ định.
Chức năng để bộc lộ cảm xúc
Chức năng này cực kỳ phổ biến trong các sáng tác thơ văn được tác giả sử dụng để bộc lộ, bày tỏ cảm xúc của mình. Những cảm xúc có thể là buồn, vui, tức giận, ngạc nhiên, tiếc nuối..
Những lưu ý khi sử dụng dạng câu nghi vấn
Không quá khó để sử dụng dạng câu nghi vấn, tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề như sau:
Quan hệ từ “hoặc” không được dùng trong nghi vấn, nó sẽ làm sai đi cú pháp của câu; hoặc đổi câu thành dạng câu trần thuật bình thường.
Ví dụ: Bạn làm hoặc tôi làm. Câu này có ý nghĩa khẳng định rất rõ rệt và không phải là dạng câu nghi vấn.
Ngoài ra, nhiều từ có hình thức hay âm thanh tương tự câu nghi vấn nhưng lại không sử dụng được trong câu nghi vấn.
Ví dụ: Bạn cần ai thì liên hệ đến người đó. Trong câu, từ “ai” không phải là đại từ nghi vấn mà là một đại từ phiếm chỉ, để ám chỉ đến một người nào đó.
Trong một vài trường hợp, vị trí của từ nghi vấn thay đổi cũng ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như ý nghĩa của câu. Vậy nên, sử dụng câu nghi vấn phù hợp theo mục đích, từng đối tượng để hỏi cho rõ ràng, kết hợp với các từ nghi vấn.
Nội dung bài viết trên đây là tổng hợp đầy đủ kiến thức về câu nghi vấn là gì, chức năng chính của câu nghi vấn. Mọi ý kiến cần được bổ sung, đóng góp cho bài viết thêm đầy đủ hơn bạn đọc có thể để lại bình luận phía dưới nhé.