Dĩ hòa vi quý là gì? Tại sao cần có tư tưởng dĩ hòa vi quý
Giữa hàng trăm câu ca dao, tục ngữ thì dĩ hòa vi quý vẫn là câu nói quen thuộc, gắn liền với mỗi chúng ta. Vậy bạn đã hiểu thế nào là dĩ hòa vi quý? Tư tưởng dĩ hòa vi quý là gì? Hãy cùng Chanh Chua tìm hiểu chi tiết hơn về tư tưởng này để có cách ứng xử phù hợp, được mọi người yêu mến và nể trọng nhé.
Dĩ hòa vi quý là gì?
Dù khi còn thơ bé hay cho đến khi đã lớn khôn, trưởng thành. Và dù sống trong thời đại nào thì bản thân mỗi người đều cần thuộc nằm lòng câu tục ngữ “Dĩ hòa vi quý” để đối nhân xử thế. Câu tục ngữ này chứa đựng bài học vô cùng quý giá để hướng con người ta đến rèn luyện nhân cách và hoàn thiện bản thân.
Theo Chanh Chua đã tìm hiểu, dĩ hòa vi quý là câu tục ngữ xuất phát từ từ mượn trong tiếng Hán đó là: 以和为贵 có phiên âm là yǐ hé wéi guì. Vậy nên, để hiểu rõ ý nghĩa của dĩ hòa vi quý là gì thì chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích từng từ trong câu. Cụ thể:
- Ta có, “dĩ” trong tiếng Hán được hiểu là “lấy” hay được hiểu là coi trọng, xem trọng và đặt lên hàng đầu.
- “Hòa” trong tiếng Hán là một từ vô cùng quen thuộc, tức là hòa thuận, hòa hợp, chan hòa….
- “Vi” trong tiếng Hán có nghĩa là làm, hành động và “quý” nghĩa là quý trọng, quý giá.
Như vậy, ta có thể hiểu được “ Dĩ hòa vi quý” chính là lấy hòa thuận, hòa đồng, chan hòa làm điều quan trọng. Đây là nguyên tắc ứng xử quý giá trong cuộc sống, trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Ý nghĩa của tư tưởng dĩ hòa vi quý là gì?
Từ xa xưa, người Việt Nam ta vẫn nổi tiếng bởi tính cách hòa hảo, thân thiện với bạn bè quốc tế năm nhau. Tuy nhiên, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội. Kéo theo đó là sự phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, nhất là trong cuộc sống dân sinh thường nhật. Khi đó, nếu mọi người không xem trọng đến “hòa khí” sẽ rất dễ nảy sinh những bất hòa, xung đột; cản trở sự phát triển và hợp tác trên nhiều phương diện.
Hiểu đúng về tư tưởng dĩ hòa vi quý là gì?
Câu tục ngữ như một lời khuyên về cách ứng xử khôn khéo trong cuộc sống. Khi đứng giữa những tình huống khó xử “dĩ hòa vi quý” sẽ là giải pháp bền vững nhất để giữ lại mối quan hệ tốt đẹp. Chỉ bằng thái độ nhẹ nhàng, mềm mỏng, xem trọng hòa khí
Cuộc sống con người vốn như một khối rubik đa diện, đa sắc. Vậy nên, mỗi chúng ta luôn phải giao tiếp, gặp gỡ với rất nhiều người. Từ đó phát sinh ra đủ những vấn đề. Vui có, buồn có, hạnh phúc có và nóng vội cũng có. Nếu ai cũng đặt cái tôi của mình lên đầu, giữ thái độ cứng nhắc cuộc sống vô cùng mệt mỏi.
Hiểu và thực hiện được tư tưởng dĩ hòa vi quý sẽ giúp con người ta cân bằng cảm xúc. Cử xử nhau tốt đẹp, giúp đỡ nhau và tạo đà liên kết cùng phát triển.
Mặt khác của dĩ hòa vi quý là gì?
Dĩ hòa vi quý cũng khá giống với câu nói “Thêm bạn bớt thù” hay “Một điều nhịn chín điều lành”. Dĩ hòa vi quý là lời khuyên hướng con người đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ở đó, thái độ sống, đối nhân xử thế lịch thiệp, hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe lẫn nhau.
Tuy nhiên, vạn vật trên đời này luôn tồn tại hai mặt. Không ngoại lệ, câu tục ngữ “dĩ hòa vi quý” cũng xuất hiện những ý kiến trái chiều. Trái ngược hoàn toàn với thái độ đúng đắn, một số người lại cho rằng dĩ hòa vi quý chính là cách sống an phận, ba phải hay gió chiều nào theo chiều nấy. Vì sợ mất hòa khí mà không dám chỉ ra sai lầm, lỗi sai của người khác.
Chúng ta cũng cần phân định một cách rõ ràng rằng “dĩ hòa vi quý” là lối sống chan hòa, biết nhường nhịn, biết yêu thương. Nhưng điều này không có nghĩa là sống thờ ơ, cả nể, không dám phê bình, không dám liên tiếng, xuề xòa, dung túng trước sai phạm.
Giữa cổ xúy và hòa nhã là hai phạm trù khác nhau hoàn toàn. Hòa nhã, chan hòa để đặt lợi ích chung cùng nhau chứ không phải hòa nhã là nhường nhịn, là để cái xấu tiêu cực lấn lướt. Hòa nhã là lấy hòa làm trọng, không phải cố tỏ ra thờ ơ, bao dung cũng như che đậy cái xấu hoành hành. Và hòa thuận cũng không phải là cam chịu, chịu đựng. Nếu lúc nào cũng giữ suy nghĩ, thái độ trung lập, sợ làm mất lòng người khác sẽ khiến bạn dần mất đi chính bản thân mình, trở nên mờ nhạt và không có giá trị gì với những người xung quanh.
Như vậy, tùy trong mỗi hoàn cảnh, mỗi thời đại chúng ta cần vận dụng cũng như ứng biến linh hoạt. Điều nào đáng lên án vẫn cần lên án, không bỏ ngoài tai, xuề xòa hay dung tính cho những sai phạm.
Tại sao cần có tư tưởng dĩ hòa vi quý?
Mỗi một cá nhân đều có rất nhiều mối quan hệ nảy sinh. Nhiều cuộc đối thoại, gặp gỡ, giao tiếp trong cuộc sống công việc đôi khi cũng không tránh khỏi những xung đột, quan điểm, ý kiến cá nhân dẫn đến những bức xúc, bất đồng.
Hậu quả nghiêm trọng hơn cả là tình cảm rạn nứt, mối quan hệ kết thúc hay bạn bè từ mặt nhau. Chỉ vì một phút nông nổi để rồi lúc bình tĩnh nhìn nhận lại thì chúng ta đã mất đi những điều trân quý. Chính vì thế tư tưởng “dĩ hòa vi quý” vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hay ngay cả chuyện tình cảm, việc thấu hiểu và nhường nhịn cũng là điều cốt yếu để xây dựng vun đắp cho mối quan hệ. Để tình yêu đôi bạn được tiến xa, bền chặt nhất định không được nóng vội, nóng nảy mà nói những lời khó nghe. Hãy bình tĩnh xử lý, chia sẻ cùng nhau để tìm ra phương án phù hợp cho cả hai. Hay ngay cả trong mối quan hệ bạn bè cũng thế, có thật sự lo lắng, hiểu nhau mời giúp mối quan hệ đó được bền lâu.
Cách để sống dĩ hòa vi quý
Dĩ hòa vi quý là một thái độ sống đúng đắn để hai bên thấu hiểu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đây là lối sống, tư tưởng tích cực cần phát huy.
Tuy nhiên, không phải bởi cách sống dĩ hòa vi quý mà chúng ta để cho đối phương có quyền đàn áp, lấn lướt suy nghĩ và quan điểm của cá nhân mình.
Theo đó, chúng ta cần biết lắng nghe ý kiến, quan điểm của đối phương để có nhìn nhận, đánh giá và bổ sung khách quan. Chứ không phải là hành động ba phải sẵn sàng nhận sai về mình chỉ nhằm mục đích hài lòng họ; hoặc kiểu “gió chiều nào theo chiều nấy” để không làm phật lòng, mất ý ai.
Bất kể một mối quan hệ nào để phát triển được bền vững và lâu dài thì thiện ý luôn phải đến từ cả hai phía. Nếu đối phương luôn tỏ ra kiểm soát, lấn át thì bạn cần nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. Bạn cần xem xét thấu đáo hơn, chỉ ra những cái sai để cả hai cùng suy nghĩ, nhìn nhận lại. Không nên im lặng hay tặc lưỡi mà nhún mình bỏ qua cho xong chuyện một cách rất vô trách nhiệm.
Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà chúng ta cũng cần chọn cách nên sống dĩ hòa vi quý hay không. Giang sơn dễ đổi còn bản tính khó rời. Vậy nên, nếu ta không tìm được cách để sống chan hòa, hòa hợp với người khác thì thế giới xung quanh này sẽ chỉ còn mình bạn lạc lõng, cô đơn thôi.
Trên đây là những giải đáp của Chanh Chua về câu nói dĩ hòa vi quý. Dĩ hòa vi quý thực sự là một lời khuyên về cách ứng xử rất hay và đúng trong mọi trường hợp của cuộc sống hiện đại. Tuy vậy ta cũng cần hiểu đúng bản chất của câu nói là gì để hành động cho đúng. Tránh hiểu sai mà làm mất đi ý nghĩa sâu sắc đó.