Tam tòng tứ đức là gì? Ý nghĩa của tam tòng tứ đức
Sống trong xã hội, tùy từng thời đại mà con người luôn tự đặt ra những chuẩn mực đạo đức cần tuân theo. Đối với người phụ nữ “tam tòng tứ đức” cũng được xem là một chuẩn mực của người phụ nữ. Vậy tam tòng tứ đức là gì? Hãy cùng với CHANHCHUA tìm hiểu về “tam tòng tức đức” và những ý nghĩa của “tam tòng tứ đức” thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về tam tòng tứ đức
Để có thể hiểu được hết được ý nghĩa mà “tam tòng tứ đức” muốn nói đến, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “tam tòng” là gì và “tứ đức” là gì.
Tam tòng là gì?
Trong xã hội phong kiến ngày xưa, khi nhắc đến “tam tòng” tức là đang nói đến 3 điều mà người phụ nữ buộc phải tuân theo. Đó chính là “tại gia tòng phụ”; “xuất giá tòng phu”; “phu tử tòng tử”. Điều này được hiểu là con ở nhà thì phải theo cha, khi đi lấy chồng thì phải theo chồng, còn khi chồng chết thì phải theo con.
Tam tòng ý chỉ người phụ nữ ngày xưa sẽ luôn phải phụ thuộc vào đàn ông
Hiểu một cách đơn giản người phụ nữ ngày xưa sẽ luôn luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông. Trước khi lấy chồng thì theo cha, sau theo chồng và khi không còn chồng nữa thì phải theo con.
Tuy nhiên, đối với cuộc sống của ngày nay thì lại khác. Nam nữ ngày nay đều bình đẳng hơn, mỗi người đều cần có nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như quyền hành ngang nhau. “Tam tòng tứ đức” trong cuộc sống ngày nay trở nên rất xa lạ. Bởi nó mang tính chất rằng dù ở đâu thì phụ nữ cũng luôn bị lệ thuộc và không có được quyền tự do như phụ nữ ngày nay.
Đối với người phụ nữ ngày xưa, từ khi sinh ra họ đã không được quyền tự quyết định vận mệnh và cuộc sống của mình. Điều này như một sợi dây ràng buộc họ khiến cuộc sống người phụ nữ mất đi sự tự do.
Tam tòng tứ đức không phải là hoàn toàn không áp dụng được đối với ngày nay. Quy chuẩn này vẫn được áp dụng tuy nhiên chúng ta cần hiểu nó theo một ý nghĩa rộng hơn và khái quát hơn nữa. Không chỉ con gái mà cả con trai khi ở nhà cũng cần phải tôn trọng và nghe lời cha mẹ. Tất nhiên vẫn cần có chính kiến riêng của mình, nhưng không được ngỗ nghịch và có thái độ hỗn láo.
Khi lấy chồng rồi cần chung thủy, cùng chồng chăm lo vun vén cho hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên khi chồng mất đi người phụ nữ dù có đi thêm bước nữa hay không thì cũng cần phải nghĩ tới con cái, là một điểm tựa vững chắc cho con, bù đắp những mất mát thiếu thốn tình thương của cha cho con, chứ không nên chỉ biết mải mê với hạnh phúc mới thôi.
Tứ đức là gì?
Tứ đức ở đây được chúng ta hiểu chính là đạo đức, 4 đức tính mà một người phụ nữ nên có. 4 đức tính này chính là công, dung, ngôn, hạnh. Quan niệm của người xưa cho rằng một người phụ nữ hội tụ đủ 4 yếu tố này chính là một người phụ nữ tốt và có giáo dục.
”Tứ đức” trong “tam tòng tứ đức” bao gồm công – dung – ngôn – hạnh
– Công: Đầu tiên chúng ta sẽ nói đến công là đức tính đầu tiên. Trong xã hội phong kiến ngày xưa thì người con gái không chỉ có trách nhiệm là phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, giáo dục con cái mà người phụ nữ còn phải đảm đang và quán xuyến được các công việc trong gia đình nữa. Do đó mà nữa công gia chánh đều cần phải khéo léo.
Đối với phụ nữ ngày xưa thì chủ yếu là may vá, bếp núc, buôn bán,… Còn đối với những người phụ nữ tài giỏi hơn thì họ sẽ có thêm cầm, kỳ, thi , họa.
Ở xã hội hiện đại hơn ngày nay, người phụ nữ vừa chăm sóc tốt cho gia đình vừa có sự nghiệp ổn định vững chắc mà không phụ thuộc vào ai là vô cùng đáng quý và đáng tôn trọng. Đây không phải là trái với tứ đức theo quan điểm của người xưa.
Chỉ là đôi khi người phụ nữ quá quan tâm đến sự nghiệp bên ngoài đôi lúc sẽ bị lơ là công việc trong nhà, hoặc cũng có thể là hôn nhân sẽ muộn màng. Do đó một người phụ nữ hiện đại phải uyển chuyển khéo léo, nhu mềm linh hoạt giữa công việc gia đình và sự nghiệp.
– Dung: Dung ở đây muốn nói đến chính là dung mạo. Nó không chỉ là khuôn mặt ngoại hình thôi mà còn là cách ăn mặc và trang điểm. Người phụ nữ biết cách ăn mặc trang nhã, đứng đắn, không ăn diện quá mức và bên trong cũng cần phải biết tu dưỡng đạo đức. Người xưa thường nói về dáng vẻ của người phụ nữ đẹp là phải có ngôn hành dịu dàng, nội tâm ôn hòa và dáng vẻ đoan trang.
– Ngôn: ngôn là ngôn từ, là lời nói. Người xưa vẫn hay cho rằng một người phụ nữ có giọng nói nhẹ nhàng ôn nhu, lời nói ra sẽ như ngọc ngà và không bao giờ nói những lời thô tục, hỗn hào. Họ luôn phải khéo léo ứng xử trong nhiều trường hợp hoàn cảnh khác nhau. Khéo léo có nghĩa là trước khi nói cần phải nghĩ trước nghĩ sau, xem xét những lời mình nói ra có thỏa đáng hay không, thích hợp hay không.
– Hạnh: là đức hạnh và là phẩm hạnh. Đây là một phẩm chất vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là phẩm chất quan trọng vô cùng cần thiết của một người phụ nữ dù trong bất cứ thời đại nào. Một người phụ nữ đức hạnh là người sẽ giáo dục được con cái trở nên đạo đức. Người phụ nữ đức hạnh hội tụ những phẩm hạnh cao quý như chung thủy, hiếu thảo, dịu dàng,…
Tam tòng tứ đức là gì?
Tam tòng tứ đức là những quy định buộc người phụ nữ luôn phải tuân thủ theo. Nó xuất phát từ quan niệm của Nho giá, giáo dục người phụ nữ trở nên tôn trọng kỷ cương, tôn trọng và giữ vững được nề nếp gia đình từ đó giúp gia đình hạnh phúc hơn góp phần duy trì ổn định xã hội.
Ý nghĩa của tam tòng tứ đức
Do chịu ảnh hưởng trong suốt nhiều những tập kỷ mà người phụ nữ Việt Nam hiện nay cũng vẫn còn bị chi phối quá nhiều bởi tam tòng tứ đức. Tuy nhiên, khi thế giới bắt đầu hội nhập phát triển hơn thì người phụ nữ được có quyền sống và thỏa mãn với đam mê cá tính của bản thân hơn. Họ không còn phải trói mình dưới một quy tắc khắt khe nào nữa. Miễn là họ không làm những chuyện trái luân thường đạo lý hay vi phạm pháp luật.
Ý nghĩa của tam tòng tứ đức
Những quy định “tam tòng tứ đức” ở trên đã được các triều đình phong kiến phương Đông sử dụng rất nhiều với ý nghĩa giáo dục người phụ nữ, từ đó nâng cao hơn giá trị người phụ nữ, góp phần tích cực cho việc giáo dục phẩm chất của những người phụ nữ như: đức tính nhẫn nại, hy sinh, tần tảo, đảm đang, chung thủy, hiếu thảo, trọng tình trọng nghĩa, nhân hậu giản dị, biết vị tha và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho gia đình hay xã hội.
Tóm lại, qua bài viết đã cho chúng ta thấy được sự cần thiết của “tam tòng tứ đức” đối với một người phụ nữ. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu hơn về câu thành ngữ ấy và ý nghĩa mà tam tòng tứ đức đem lại. Đồng thời cũng hiểu được rằng dù xã hội đã không còn khắt khe với phụ nữ như trước, thế nhưng tam tòng tứ đức vẫn phần nào mang lại những giá trị trong việc hình thành nhân cách người phụ nữ.